SiteMap

WorkinKorea

MỤC THÔNG TIN
CHẾ ĐỘ CẤP PHÉP TUYỂN DỤNG
GÓC HỌC TẬP
MỤC TƯ VẤN
GIỚI THIỆU TRUNG TÂM

전체메뉴

MỤC TƯ VẤN
외국인노동자와 함께 하는 WORK IN KOREA

Lương, trợ cấp

LƯƠNG

Tháng trước công ty không có việc cho nghỉ 10 ngày. Hôm nay nhận lương chúng tôi đều bị trừ 10 ngày lương. Chúng tôi bị trừ như vậy có đúng không?

Theo điều 45 Luật tiêu chuẩn lao động quy định, Công ty có 5 người lao động, nếu những lý do thuộc trách nhiệm của chủ sử dụng thì thời gian tạm ngưng làm việc chủ sử dụng phải trả 70% lương bình quân cho người lao động.

Nhưng trong trường hợp bất đắc dĩ mà nhà máy không thể tiếp tục hoạt động nữa, và có sự xác nhận của Ủy ban quản lý lao động, thì chủ nhà máy có thể trả lương chờ việc dưới 70%.

Cũng như trường hợp trên, một nhà máy có trên 5 người lao động nhưng nếu chủ nhà máy không được sự xác nhận của Ủy ban quản lý lao động thì anh (chị) cũng có thể nhận được đúng mức trợ cấp chờ việc trong 10 ngày đó, và việc không tính lương trong 10 ngày nghỉ chờ việc là vô lý.

※ Những trường hợp được công nhận trách nhiệm thuộc về chủ nhà máy:
  • Nghỉ việc do tình trạng khó khăn trong quá trình kinh doanh.
  • Thiếu nguyên liệu, giảm đơn đặt hàng.
  • Cúp điện, việc kinh doanh đình trệ, khó khăn về tài chính.
  • Do làm theo chỉ thị của chủ nhà máy mà vận tải quá mức quy định của nhà nước bị đình chỉ giấy phép lái xe.
  • Bị đình chỉ giấy phép lái xe do xe bị hư.
  • Di chuyển nhà máy, bị hoả hoạn.
  • Làm công tác cứu hộ do xạt lở.
  • Sau những tranh cãi thì bị nghỉ làm.
  • Do tình hình kinh doanh khó khăn của công ty mà dẫn đến khó khăn về tài chính, về hàng hoá của xưởng gia công.
  • Nghỉ việc do sai lầm trong hệ thống phân phối lưu thông.
  • Những tổn thất phát sinh do bất cẩn được nghỉ việc.

Tôi làm việc mỗi ngày 8 tiếng cùng giám đốc, hợp đồng ký là 2,500,000 won một tháng. Nhưng trên thực tế mỗi mỗi ngày phải tôi phải làm thêm 4 tiếng nữa, theo hợp đồng đã ký tôi chỉ được nhận 2,500,000 won mà thôi. Như vậy cho đến bây giờ tôi có thể nhận được số tiền làm thêm đấy không?

Theo điều luật tiêu chuẩn lao động nếu mỗi ngày làm việc trên 8 tiếng, thì được tính thêm 50%, Nếu làm thêm từ 22h ~ 6h sáng) thì sẽ được tính vào làm đêm theo quy định.

Ngoài ra, cho dù đã có sự thỏa thuận của người lao động đi chăng nữa thì theo quy định là không được làm thêm quá 12 tiếng trong tuần.

Thời gian làm việc từ 9giờ sáng đến 18giờ chiều (không tính thời gian nghỉ 1 tiếng) giờ làm việc là 8 tiếng, sau đó nếu có làm thêm thì sẽ cộng vào tiền làm thêm là 50% nữa, nếu làm thêm từ 22giờ ~ 6giờ sáng thì phải tính thêm 50% làm đêm.

Tôi muốn khai báo nợ lương lên Bộ Lao Động thì phải làm như thế nào?

Để nhận tiền nợ lương thì phải khai báo lên Bộ Lao Động và như vậy Cảnh sát điều tra của Ban giám sát lao động sẽ điều tra cả chủ sử dụng và người lao động. Thông thường thì chủ sử dụng và người lao động sẽ thỏa thuận với nhauvề trả tiền nợ lương để tránh trường hợp bị kiện tụng hình sự, khi ban giám sát lao động đã yêu cầu chủ sử dụng trả lương cho lao động mà chủ sử dụng vẫn không chịu trả lương đã nợ thì cảnh sát sẽ chuyển sang án hình sự.

  • Hồ sơ khai báo : Giấy khai báo (có bản mẫu tại Sở Lao Động)
  • Hồ sơ xác nhận : Chứng cớ không nhận được tiền lương, (Bảng lương, phong bì tiền lương, bản sao sổ ngân hàng. Những giấy tờ chứng cớ liên quan đến nợ lương)

Do hoàn cảnh công ty không được thuận lợi nên bị chậm trễ lương. Vậy tôi phải làm thế nào để có thể nhận được tiền nợ lương?

Thông qua Bảo hiểm bảo lãnh nợ lương chuyên dụng dành cho người lao động nước ngoài thì sẽ nhận được tiền nợ lương.

Trước hết người lao động lên Ban lãnh đạo cải thiện lao động của Bộ Lao Động để khai báo nợ lương với Ban giám sát lao đông. Sau khi điều tra xác nhận sự thật bị nợ lương thì sẽ có“Giấy xác nhận nợ lương”. Kế tiếp là sẽ làm Đơn xin nhận tiền bảo hiểm (có mẫu tại Sở Lao Động) và Giấy xác nhận nợ lương để nộp lên công ty ‘Bảo hiểm bảo lãnh lương seoul’và chờ để nhận tiền bảo hiểm bảo lãnh lương tối đa là 4 triệu won

Tôi đang khởi kiện vì bị nợ lương nhưng chờ lâu quá. Trong thời gian lưu trú hợp pháp mà vẫn chưa nhận được tiền nợ lương thì tôi phải làm cách nào?

Chuyển sang visa G1 sẽ được lưu trú tại HQ trong thời gian tố tụng chờ nhận tiền nợ lương. Visa G1 là loại visa cấp lưu trú tạm thời cho các trường hợp đang tố tụng nợ lương hoặc đang điều trị bệnh mà đã hết thời gian lưu trú. Visa G1 cấp lưu trú trong thời gian 6 tháng, Người nước ngoài đang có visa G1 trong thời gian lưu trú không được đi làm việc. Nếu xin visa G1 khó khăn thì có thể ủy quyền cho người khác để nhận tiền nợ lương.

※ Hồ sơ xin cấp chuyển đổi tư cách lưu trú
  • Trường hợp đang tiến hành tố tụng hoặc đang chờ quyết định của tòa phân giải có liên quan đến nợ lương theo「Luật tiêu chuẩn lao động」
    • Hồ sơ xác nhận nợ lương
    • Hồ sơ chứng minh liên quan đến đang trong thời gian tố tụng
    • Giấy bảo lãnh