SiteMap

WorkinKorea

MỤC THÔNG TIN
CHẾ ĐỘ CẤP PHÉP TUYỂN DỤNG
GÓC HỌC TẬP
MỤC TƯ VẤN
GIỚI THIỆU TRUNG TÂM

전체메뉴

MỤC TƯ VẤN
외국인노동자와 함께 하는 WORK IN KOREA

Chuyển đổi công ty

CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY

Chủ nhà máy trả lương thấp hơn so với nội dung trong hợp đồng lao động. Vì vậy tôi muốn nhận số tiền lương chưa trả và muốn thay đổi công ty. Vậy tôi phải làm thế nào?

Mặc dù chủ nhà máy trì hoãn trả lương nhưng bạn không thể tự ý thay đổi nhà máy làm việc. Việc thay đổi nhà máy chỉ được chấp nhận khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • 1) Trường hợp trước khi xin thay đổi nhà máy, trong vòng 1 năm có trên 2 tháng không nhận được trên 30% của số tiền lương mỗi tháng.
  • 2) Trong vòng 6 tháng, chậm trả lương trên 1 tháng so với ngày lương quy định.
  • 3) Trong vòng 1 năm, có trên 3 tháng chậm lương so với ngày lương quy định, và có trên 1 tháng trả chậm 30% số tiền lương của tháng đó.
  • 4) Điều kiện lao động khi tuyển dụng, hay là thời gian làm việc, tiền lương của thực tế và thời gian làm việc, tiền lương được áp dụng sau khi tuyển dụng chênh lệch hơn 20%.
  • 5) Mặc dù trì hoãn trả lương không đáng kể, không hội đủ những điều kiện trên nhưng trong trường hợp thông qua Sở lao động địa phương mà vẫn không giải quyết được thì trường hợp đó sẽ được công nhận là khó có thể tiếp tục làm việc tại nhà máy đó, và sẽ được phép thay đổi nhà máy.

Mặc dù chủ nhà máy không đăng ký thay đổi tuyển dụng nhưng nếu người lao động báo lên Trung tâm an toàn tuyển dụng thuộc Bộ lao động “Đơn xin thay đổi nhà máy làm việc” thì Trung tâm an toàn tuyển dụng sẽ tiến hành các bước thay đổi dựa theo chức năng, quyền hạn của Bộ lao động.Theo đó, nếu muốn nhận được tiền lương chưa trả, mà không liên quan đến việc đổi nhà máy thì anh (chị) phải nộp Bản tường trình lên Bộ lao động để xin trợ giúp các thủ tục liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi cho mình

Tôi đang làm việc tại một nhà máy sản xuất phụ tùng nhỏ. Bởi vì phải liên tục tập trung mắt vào các phụ tùng nhỏ nên mắt tôi thường bị đau. Tôi muốn chuyển công ty có được không?

Người lao động nước ngoài không thể làm việc ở nhà máy hiện tại do mắc phải bệnh tật, bị thương thì sẽ được phép đổi nhà máy nếu như có khả năng làm việc tại nhà máy khác.

Chủ nhà máy trực tiếp ghi lại những lý do bệnh tật trong “Đơn xin đăng ký thay đổi tuyển dụng người lao động nước ngoài”, và đính kèm các giấy tờ chuẩn đoán bệnh, sau đó nộp cho Trung tâm an toàn tuyển dụng trực thuộc tỉnh. Như thế mới có thể đổi nhà máy được.

Trong trường hợp mặc dù chủ nhà máy từ chối không cho người lao động chuyển nhà máy, nhưng nếu anh (chị) có giấy chứng nhận của bác sĩ chuyên khoa về bệnh đang mắc phải, chứng minh rằng anh (chị) không đủ khả năng tiếp tục làm việc tại nhà máy đó nữa, thì Trung tâm an toàn tuyển dụng sẽ kiểm tra cụ thể khả năng làm việc cùng với điều kiện sức khỏe của anh(chị), khả năng làm việc tại nhà máy khác v.v và sẽ cho phép anh (chị) chuyển nhà máy.

Nhà máy tôi đang làm việc bị phá sản nên tôi không thể được tiếp tục làm việc nữa. Nhưng tôi không liên lạc được với chủ nhà máy và không lấy được giấy xác nhận sự thật là công ty đã phá sản. Trường hợp này tôi có được chuyển công ty không?

Nếu được xác nhận là không thể tiếp tục làm việc tại nhà máy đó nữa với lý do nhà máy tạm ngưng hoạt động, phá sản mà không thuộc trách nhiệm của người lao động nước ngoài thì sẽ được phép đổi nhà máy.

Nếu mọi việc chưa rõ ràng và chủ nhà máy cũng không tuyên bố phá sản, thì anh (chị) nên nhờ 1 một người lao động Hàn Quốc đã từng làm việc tại nhà máy đó xác nhận tình trạng hiện tại, cùng “Đơn xin thay đổi nhà máy” cho Trung tâm an toàn tuyển dụng. Sau khi xác nhận sự thật thì Trung tâm sẽ cho phép người lao động chuyển nhà máy theo quyền hạn của Trung tâm. (Trong trường hợp không có người xác nhận cho thì chỉ nộp “Đơn xin thay đổi nhà máy”.)

Tôi và công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy các bước chuyển xưởng như thế nào?

Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động giữa Chủ sử dụng và người lao động nước ngoài thì trong vòng 01 tháng người lao động phải đến Sở Lao Động địa phương để làm Đơn xin khai báo chuyển công ty.

Sở Lao Động địa phương saukhi nhận hồ sơ và xác nhận người lao động chuyển công ty với lý do chính đáng thì sẽ đưa Giấy xác nhận tìm việc cho người lao động. Trong thời gian chờ việc người lao động sẽ được thông báo đến công ty đang tìm người lao động, nếu có công ty nào nhận ký hợp đồng thì người lao động đấy sẽđược gọi lên và xem điều kiện làm việc của công ty. Người lao động và Chủ sử dụng đồng ý ký hợp đồng thì Sở Lao Động sẽ cấp Giấy chấp nhận cho thay đổi nơi làm việc. Sauđấy sẽ đến Văn phòng quản lý xuất nhập cảnh để nộp (Giấy chấp nhận cho thay đổi nơi làm việc, Hợp đồng lao động tiêu chuẩn, bản sao Giấy phép kinh doanh và một số hồ sơ liên quan thì sẽ được chấp nhận thay đổi nơi làm việc.

※ Chủ sử dụng và người lao động sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động rồi nhưng trong vòng 01 tháng mà người lao động không lên SLĐđịa phương khai báo chuyển công ty hoặc kể từ ngày làm Đơn xin chuyển công ty trong vòng 03 tháng mà không khai báo với Văn phòng quản lý xuất nhập cảnh để được nhận Giấy đồng ý cho chuyển nơi làm việc thì theo điều khoản thứ 21 của Luật quản lý xuất nhập cảnh người lao động nước ngoài đấy phải về nước.

Chủ nhà máy của tôi có 2 nhà máy, một nhà máy ở Pochoen và một nhà máy ở Uijongbu. Thời gian đầu thì làm ở Uijongbu sau một thời gian tôi bị chuyển đến công ty ở Pochoen. Chuyển công ty như vậy có bị sai không?

Trong trường hợp trên, nếu là người Hàn Quốc thì có thể không là vấn đề gì cả, nhưng do chế độ cho phép tuyển dụng của chính phủ hiện nay thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề. Mặc dù chủ nhà máy đồng ý nhưng 2 nhà máy đó là 2 nơi làm việc độc lập với nhau nên không được phép chuyển sang nhà máy ở nơi khác nhau.

Mặc dù cùng là một chủ đang quản lý nhiều nhà máy nhưng vẫn không được phép di chuyển người lao động nước ngoài. Nếu muốn thay đổi nhà máy thì phải cùng chủ nhà máy thỏa thuận và xin đăng ký thay đổi nhà máy

Người lao động nước khi chuyển công ty có được chuyển sang ngành nghề khác hay không ?

Theo nguyên tắc dựa trên luật hiện hành thì người LĐNN nhập cảnh thông qua chương trình cấp tuyển dụng bị hạn chế việc chuyển đổi ngành nghề. Tuy nhiên có những trường hợp ngoại lệ có thể xin chuyển đổi ngành nghề như, lao động ban đầu đang làm ngành SXCT mà những ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, và ngành xây dựng thiếu hụt nhân lực thì có thể xin chuyển đổi được. Và đương nhiên người LĐNN xin chuyển đổi ngành nghề phải thuộc đối tượng được chuyển đổi công ty.